Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food technology) Mã ngành: 8540101
Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food technology) Mã ngành: 8540101
Tổ hợp môn: A00: 17.25 B00: 17.25 D07: 17.25
- Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT.
+ Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường công bố;
+ Không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyến có kết quả ≤ 1.0 điểm;
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 17.25 điểm.
- Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ).
- Điều kiện đảm bảo: ĐTB của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học năm lớp 12 dùng để xét tuyển ≥ 6.0 điểm.
- Điểm chuẩn năm 2023: 21.0 điểm
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế Tuyển sinh năm 2023.
- Xét tuyển thí sinh dự bị đại học.
Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đại học Công lập tự chủ có mức học phí phù hợp với người học và đã đạt chứng nhận kiểm định về chất lượng giáo dục từ năm 2018. Với chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm (Mã ngành: 7540101), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức toàn diện về kỹ thuật công nghệ ngành và biết áp dụng vào quy trình sản xuất tạo sản phẩm và đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm. Theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm...; nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi năng lực làm việc độc lập, theo nhóm, tư duy logic, học tập trình độ cao hơn và hội nhập với sự phát triển khoa học công nghệ Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Chuyên viên sản xuất tại các công ty, doanh nghiệp như sản xuất cồn, rượu bia, nước giải khát, chế biến sản phẩm lên men từ thịt, hải sản, rau củ quả, sản xuất bánh kẹo, đường, chế phẩm tinh bột, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ sữa; Giảng dạy trình độ cao đẳng ngành Công nghệ Thực phẩm; Nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm mới, tư vấn chuyển giao công nghệ; Tham gia kiểm nghiệm, phân tích chất lượng thực phẩm; Kinh doanh và tư vấn kỹ thuật sản phẩm thực phẩm;…
Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025, Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho ngành này vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm. Vì vậy, ngành công nghệ thực phẩm hứa hẹn nhiều cơ hội cho những ai có đam mê.
Công nghệ thực phẩm là một ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, lương thực thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản thực phẩm….
Ứng dụng của công nghệ thực phẩm rất đa dạng và phong phú, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm DNC sẽ được đào tạo:
- Đào tạo kiến thức nền tảng chuyên sâu về hoá học, sinh học ứng dụng trong thực phẩm; kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; kiến thức về nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Đào tạo kỹ năng thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm thực phẩm; đảm bảo quy trình chất lượng; kỹ năng vận hành và triển khai sản xuất thực phẩm quy mô công nghiệp.
Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí:
- Làm việc tại các công ty, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, quản lý, đào tạo hoặc viện nghiên cứu liên quan đến lương thực thực phẩm (thịt, sữa, thuỷ hải sản, cà phê, trà, cacao, bánh kẹo, rau quả, lương thực…)
- Làm kỹ sư, cán bộ kỹ thuật trình độ cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế dự phòng…
Với các vai trò cụ thể như sau:
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D)
- Nhân viên kiểm tra/ giám sát chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (QC/QA)
- Kỹ sư hay kỹ thuật viên sản xuất (Production engineer)
- Chuyên viên dinh dưỡng (Nutritionist)
- Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff)
- Nhân viên bộ phận thu mua nguyên liệu (Purchase staff)
- Nhân viên vận hành máy móc (Mechanician)
- Quản đốc hay Giám sát sản xuất (Production supervisor)
- Chuyên viên tư vấn, đào tạo về quản lý chất lượng (Quality management advisor/trainer)….
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm tại DNC sẽ được cấp bằng Cử nhân Công nghệ thực phẩm.
- Thời gian đào tạo: 4 năm (tương đương 8 học kỳ).
Số 168, Nguyễn Văn Cừ nối dài, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
(0292) 3 798 168 – 3 798 222 0939 257 838
"Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng của thực phẩm chế biến, ngành công nghệ thực phẩm đã và đang là ngành học thực sự hấp dẫn, mang lại cơ hội việc làm khá lớn cho giới trẻ. Đặc biệt, đây là một trong những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có tính ứng dụng cao và đa dạng, được đánh giá là ngành của tương lai vững vàng và ngành của sự tiềm năng. Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng về toán và khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành (hóa sinh và hóa học thực phẩm, vi sinh thực phẩm,…), kiến thức chuyên ngành (dinh dưỡng thực phẩm, phân tích thực phẩm, nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm, khoa học cảm quan thực phẩm, luật an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng thực phẩm, bảo quản thực phẩm, công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như đường-bánh kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá và các sản phẩm đồ hộp thịt, cá, nông sản thực phẩm, nước giải khát và lên men,…) và kiến thức liên ngành nhằm phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm; thiết kế, vận hành và kiểm soát các quá trình, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất thực phẩm; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và an toàn thực phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Với kinh nghiệm hơn 40 năm đào tạo, Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng được xây dựng, cập nhật thường xuyên và được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo của các trường đại học lớn, uy tín trong nước và quốc tế. Năm 2021, Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn kiểm định của AUN. Do đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm luôn được tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm thường xuyên được thực hành trong các phòng thí nghiệm và xưởng thực nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, thực hành sản xuất và bảo quản thực phẩm, kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng thực phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm,…Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được tham gia thực tập, thực tế tại các công ty, nhà máy sản xuất thực phẩm quy mô lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và ở các tỉnh thành trên toàn quốc để rèn luyện kỹ năng tay nghề cho sinh viên. Đặc biệt, kể từ năm 2018, chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đổi mới phương pháp giảng dạy “Học theo dự án”, với mục tiêu tăng cường rèn luyện năng lực “Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm mới” nên đã được đầu tư thêm các hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ bột, các sản phẩm thịt, cá, các sản phẩm đồ uống giải khát và lên men, các sản phẩm sấy nông sản,... nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới."
Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành Công nghệ thực phẩm vẫn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025. Vì vậy, ngành Công nghệ thực phẩm hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Giới thiệu ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành học nghiên cứu về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hoặc hóa học…
Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu thị trường thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm.
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm những công việc sau:
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm.
– Nhân viên kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế.
– Nhân viên phòng quản lý chất lượng, giám sát, kiểm tra chất lượng; tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
– Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm từ năm 2009. Trải qua hơn 10 năm đào tạo, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng vạn kỹ sư công nghệ thực phẩm. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp.
Theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại Học viện, sinh viên được học tập/hướng dẫn nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, 100% giảng viên được đào tạo sau đại học tại các nước có nền khoa học tiên tiến như: Úc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc…
Tọa lạc tại Thủ đô Hà Nội, Học viện được mệnh danh là ngôi trường xanh, sạch, đẹp, nhất thủ đô với diện tích gần 200 ha, không gian xanh mát nên thơ và thệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm: hệ thống phòng học thông minh, phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO, hệ thống học liệu, khu ký túc xá, khu liên hợp thể thao ngoài trời tiên tiến… phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, giải trí của sinh viên.
Nhà làm việc và thực hành, thực tập của sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm đang được xây dựng (Ảnh: Mô hình)
Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được tham gia nghiên cứu khoa học; thực tập, rèn nghề, tập huấn tại các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thực phẩm, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc, Thái Lan…). Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quan hệ Công chúng và Hỗ trợ sinh viên, trên 90% sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm ra trường có việc làm đúng chuyên ngành.
Một tiết học thực hành của sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm
Một số sản phẩm nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên khoa Công nghệ thực phẩm
Sinh viên thực tập tại Nhật Bản
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm còn có cơ hội “hòa mình” vào những hoạt động sôi nổi của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các câu lạc bộ, đội tình nguyện… để phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ thực phẩm và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
– Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Điện thoại: 024 6261 7578, 0961 926 639, 0961 926 939
Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn