Hỗ Trợ Học Phí Cho Sinh Viên

Hỗ Trợ Học Phí Cho Sinh Viên

Theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học; được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Nghị định số 116/2020/NĐ-CP cũng quy định về việc đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên dựa trên sự rà soát, xác định nhu cầu đào tạo từ địa phương.

Theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học; được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Nghị định số 116/2020/NĐ-CP cũng quy định về việc đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên dựa trên sự rà soát, xác định nhu cầu đào tạo từ địa phương.

Hướng dẫn viết đơn đề nghị hỗ trợ học phí dành cho học sinh, sinh viên:

Phần kính gửi thì học sinh, sinh viên sẽ ghi đầy đủ những nơi tiếp nhận đơn như Ban giám hiệu Nhà Trường, Phòng Công tác Học sinh sinh viên hoặc Phòng lao động – thương binh và xã hội .

Phần nội dung của đơn đề nghị hỗ trợ học phí dành cho học sinh, sinh viên:

– Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết nhất như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, ngành học, … Những thông tin mà học sinh, sinh viên cung cấp phải hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm.

Cuối đơn thì học sinh, sinh viên sẽ ký và ghi rõ họ tên. Đối với những những học sinh chưa thể tự viết được đơn thì sẽ nhờ cha mẹ viết thay và có sự xác nhận của cha mẹ.

Sinh viên sư phạm nào được hỗ trợ học phí theo Nghị định 116

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí theo Nghị định 116 bao gồm:

- Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy.

- Sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi.

(Điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 116/2020/NĐ-CP)

Mức hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm

+ Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;

+ Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

- Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

(Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP)

Thủ tục đăng ký hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo Nghị định 116

- Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho các thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên để đăng ký theo đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong phạm vi chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP) theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có).

Sinh viên chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở đào tạo giáo viên.

- Các cơ sở đào tạo giáo viên tổng hợp và thông báo cho các địa phương đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thống nhất xét hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

- Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm đã trúng tuyển, phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên xét chọn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký, cơ sở đào tạo giáo viên thống nhất với cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để xác nhận và thông báo cho sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và xét duyệt các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm trong phạm vi chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo và không thuộc chỉ tiêu đặt hàng.

- Danh sách sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên đồng thời gửi cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thực hiện.

(Điều 7 Nghị định 116/2020/NĐ-CP)

Một số quy định về hỗ trợ học phí dành cho học sinh, sinh viên:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

– Đối tượng được hưởng hỗ trợ học phí bao gồm:

+ Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

+ Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Trình tự, thủ thụ và hồ sơ thực hiện việc hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên được quy định tại Điều 4, Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính

”1. Về trình tự, thủ tục và hồ sơ:

a) Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau:

– Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh – Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng Lao động Thương binh – Xã hội) nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

– Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.

– Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục I, II);

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);

– Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);

b) Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.

Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.

c) Trường hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định thì chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày cơ sở giáo dục đại học, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

a) Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập, căn cứ quy định tại Điều 2; Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này, tổ chức quy trình thẩm định, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ; tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên theo phụ lục III, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kiểm tra, phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của sinh viên và hướng dẫn sinh viên nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này về phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú) để thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thủ trưởng cơ sở giáo dục giáo dục đại học ngoài công lập chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi trên giấy xác nhận của sinh viên.”

Ngày 25-1, Báo Người Lao Động phối hợp Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận 1 (TP HCM), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức lễ trao tặng kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo trên địa bàn quận 1. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" do Báo Người Lao Động quản lý, điều hành.

Báo Người Lao Động phối hợp Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận 1 và Ngân hàng Agribank trao các suất hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo.

Tại buổi lễ, Báo Người Lao Động cùng Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận 1 và Ngân hàng Agribank đã trao 50 suất (tổng trị giá 50 triệu đồng) hỗ trợ kinh phí học tập cho 50 học sinh, sinh viên. Các em đều là người dân tộc thiểu số hoặc có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống và học tập ở quận 1.

Sự kiện nhằm chung tay thực hiện những hoạt động vì cộng đồng, chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em học sinh có thêm động lực, vươn lên trong học tập trở thành người có ích cho xã hội.

Báo Người Lao Động trao học bổng đến các em học sinh, sinh viên.

Tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoàng, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh trung tâm Sài Gòn, cho hay bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn phát huy trách nhiệm xã hội của ngân hàng vì cộng đồng.

Cũng theo ông Lê Văn Hoàng, thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách, Ngân hàng Agribank chi nhánh trung tâm Sài Gòn nhận thức sâu sắc về ý nghĩa công tác xã hội, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo...

Chứng kiến con mình nhận được suất hỗ trợ kinh phí học tập, chị Vương Nhựt Huyền Anh (37 tuổi) cho biết rất vui mừng trước sự quan tâm của Báo Người Lao Động và các đơn vị. "Qua suất học bổng này, con chúng tôi có thêm cơ hội để học tập tốt hơn, sau đó sẽ dùng kiến thức phục vụ cho xã hội" - chị Huyền Anh bày tỏ.

Em Du Nguyễn Tú Uyên (học lớp 10, ngụ phường Cầu Kho, quận 1) là trường hợp khó khăn. Em Uyên cho biết bất ngờ trước suất hỗ trợ của Báo Người Lao Động: "Đây là món quà sẽ hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian sắp tới".

Nghị định 116 về hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau: