Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, nguyên gỗ trong nước phức tạp, khó kiểm soát tính hợp pháp. Thực tế đó làm cho các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam có nguy cơ rủi ro cao trước những quy định ngặt nghèo của thị trường Hoa Kỳ và EU nếu không có biện pháp kiểm soát, chứng minh rõ ràng nguồn gốc gỗ.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, nguyên gỗ trong nước phức tạp, khó kiểm soát tính hợp pháp. Thực tế đó làm cho các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam có nguy cơ rủi ro cao trước những quy định ngặt nghèo của thị trường Hoa Kỳ và EU nếu không có biện pháp kiểm soát, chứng minh rõ ràng nguồn gốc gỗ.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, cùng việc vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, luôn đảm bảo được thời gian và tiến độ cho mọi đơn hàng. Công ty cổ phần phát triển quốc tế Sao Mai hiện đang là một trong những công ty vận chuyển hàng hoá uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay. Chúng tôi luôn đảm bảo hàng hoá được an toàn, cam kết không có phát sinh nào trong quá trình vận chuyển.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu gỗ sang EU mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hoặc đang muốn tìm kiếm đơn vị vận chuyển và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá uy tín, chất lượng hãy liên hệ với Sao Mai Corp để biết thêm thông tin chi tiết.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI
Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
Thủ tục hàng mây tre đan xuất khẩu
Thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu
Quy trình xuất khẩu cà phê đi Châu Âu
Quy định cho các sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng vào Châu Âu phải đáp ứng các yêu cầu về:
Đóng gói, ghi nhãn và gắn nhãn. Theo CBI, đóng gói gồm các chức năng sau:
Sản phẩm từ nước đang phát triển thường phải đi một quãng đường dài đến EU. Vì vậy, khâu đóng gói cần phải chú ý nhằm hạn chế các rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Khi xuất khẩu gỗ sang EU, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ khi xuất khẩu để hàng hoá có thể được thông quan một cách nhanh chóng. Thủ tục xuất khẩu gỗ sang EU bạn cần chuẩn bị bao gồm:
Đối với mặt hàng gỗ khi xuất khẩu cần nắm vững được những thông tin quy định mặt hàng gỗ xuất khẩu. Theo như trong quy định, cần phải đảm bảo những điều sau:
Theo các chuyên gia, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU vẫn còn nhiều cơ hội. Cụ thể, kinh tế toàn khối EU đang có xu hướng tích cực trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đang mở cửa trở lại, chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 được đẩy nhanh và quỹ kích thích chung của EU được khởi động để hỗ trợ chính sách tiền tệ nới lỏng. Thị trường xây dựng hoạt động mạnh cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ tại EU tăng mạnh trong thời gian tới.
Đáng chú ý, xu hướng phát triển nhanh chóng trong phương thức bán hàng trực tuyến sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, dễ dàng tương tác với người tiêu dùng EU, nắm bắt thị hiếu và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Lợi thế từ thuế quan để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu cho sản xuất từ EU theo Hiệp định EVFTA, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí; tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU trong thời gian tới.
Trong khối thị trường EU, Đức là quốc gia có dân số đông nhất và cũng là nền kinh tế phát triển năng động nhất. Đức là cửa ngõ và có vị trí thuận tiện về logistics nên giảm thời gian đơn hàng vào các hệ thống tiêu thụ tại EU. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp cận được vào thị trường Đức sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh sang thị trường EU trong thời gian tới.
Người Pháp là những người tiêu dùng lớn đối với đồ nội thất tại thị trường EU. Đặc biệt, hơn một năm nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người Pháp phải ở nhà nhiều hơn, vì vậy dành nhiều thời gian hơn để tân trang lại ngôi nhà và quan tâm nhiều tới các sản phẩm nội thất, nên doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường Pháp trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước khiến tình hình sản xuất chế biến gỗ bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn tới nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng cao, đóng cửa nhà máy vì giãn cách xã hội…, điều này sẽ làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU và cản trở đà tăng trưởng trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này.
Số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU đạt 28,4 triệu USD, giảm 16,3% so với tháng 8/2020. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU ước đạt 425,3 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU trong nửa cuối năm 2021 giảm từ 10 - 12% so với nửa đầu năm 2021.
Để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nói chung và xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng, ngày 7/9/2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có Công văn số 68/HHG-VP gửi Thủ tướng chính phủ và các Bộ, ngành kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành gỗ để duy trì sản xuất và tái phục hồi. Theo đó, đề nghị nâng hạng ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động ngành gỗ từ mức 13/16 lên mức 8/16 trong bảng xếp hạng của Bộ Y tế; đề nghị các địa phương cho phép doanh nghiệp tự lựa chọn áp dụng phương thức “3 tại chỗ” hoặc “2 tại chỗ” tùy theo tình hình thực tế; cho phép người lao động của doanh nghiệp được di chuyển đến các tỉnh khác để làm việc sau khi đã tiêm đủ 2 hoặc 1 mũi vắc xin và thực hiện nghiêm túc 5K; cho phép các doanh nghiệp tự test Covid-19 đối với người lao động của mình và được các cơ quan chức năng công nhận kết quả test của doanh nghiệp....
Đồng thời đề nghị ngành ngân hàng giảm lãi suất đối với nguồn vốn vay hiện tại và vốn vay mới, với mức giảm lãi suất xuống còn từ 4-4,5%/năm thay vì mức lãi suất quá cao như hiện nay. Giãn nợ gốc và trả lãi từ 6 tháng tới 12 tháng để doanh nghiệp có đủ thời gian ổn định sản xuất; hỗ trợ cho doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất từ 3-6 tháng áp dụng đối với ngân hàng thương mại, với mức lãi suất thấp từ 2-3%....
Về dài hạn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương bố trí quỹ đất để quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung ở các địa phương có nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp liên kết sản xuất tốt hơn, có hệ thống kho bãi chứa hàng và dự trữ nguyên liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất và kịp thời ứng phó trong bối cảnh bất thường khi hoạt động xuất/nhập khẩu gặp khó khăn.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU trong năm 2021 đạt gần 600 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2020.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU đạt 45 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng 11/2020. Lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU ước đạt 528,1 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU trong cả năm 2021 đạt gần 600 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2020.
Tiếp đà tăng trưởng trong năm 2021, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường EU trong năm 2022 có nhiều thuận lợi.
Trong đó, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ, bởi nhu cầu nhập khẩu của EU rất lớn. Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chiếm tới 82,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới EU.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam chỉ chiếm 1,8% tổng lượng và 2,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU từ các thị trường.
Nhiều đối tác cung ứng cho EU đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao làm hạn chế nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ vào EU. Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khai thác tối đa những ưu đãi, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để nâng cao thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thi trường này.
Việt Nam có lợi thế là đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do với EU, theo đó về thuế suất các sản phẩm của Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn so với các sản phẩm từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Cơ hội mua máy móc công nghệ hiện đại với mức thuế quan ưu đãi từ Hiệp định sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại EU và thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng này của Việt Nam tăng trưởng khả quan tới thị trường EU trong thời gian tới.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), Việt Nam có trên 6.000 ngành gỗ trong đó hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ toàn cầu, gồm cả 800 doanh nghiệp FDI. Nhờ EVFTA đã đi vào thực thi từ năm ngoái, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang có cơ hội được hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng các doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng gỗ nguyên liệu từ nguồn hợp pháp.