Bài 2: Nền tảng “dĩ bất biến ứng vạn biến”Ông Thomas Bo Pedersen, Giám đốc điều hành Công ty Mascot tại Việt Nam và Lào từng đánh giá: “Khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1984, trong vai trò phóng viên, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nghèo nhất trên thế giới. Hơn 80% người dân Việt Nam sống dưới mức nghèo chuẩn của Liên hiệp quốc. Gần 20 năm sau đó, tôi trở lại trên cương vị một nhà ngoại giao, con số 80% đó đã được giảm xuống 9%. Chưa có một nước nào đang phát triển trên thế giới đạt được thành tích ngoạn mục như vậy. Những điều Việt Nam làm được trong vòng 20 năm cho tới 30 năm thì nước Đan Mạch của tôi phải mất đến 200 năm mới làm được như vậy”. Đây là một trong số nhiều đánh giá khách quan và tường minh về xã hội XHCN Việt Nam từ giá trị nhân sinh mới.
Bài 2: Nền tảng “dĩ bất biến ứng vạn biến”Ông Thomas Bo Pedersen, Giám đốc điều hành Công ty Mascot tại Việt Nam và Lào từng đánh giá: “Khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1984, trong vai trò phóng viên, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nghèo nhất trên thế giới. Hơn 80% người dân Việt Nam sống dưới mức nghèo chuẩn của Liên hiệp quốc. Gần 20 năm sau đó, tôi trở lại trên cương vị một nhà ngoại giao, con số 80% đó đã được giảm xuống 9%. Chưa có một nước nào đang phát triển trên thế giới đạt được thành tích ngoạn mục như vậy. Những điều Việt Nam làm được trong vòng 20 năm cho tới 30 năm thì nước Đan Mạch của tôi phải mất đến 200 năm mới làm được như vậy”. Đây là một trong số nhiều đánh giá khách quan và tường minh về xã hội XHCN Việt Nam từ giá trị nhân sinh mới.
Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Lúc này, buồng ối vẫn nằm riêng trong mầm phôi và đã có dịch kẽ phôi. Khoảng 16 ngày tiếp theo, tức ngày thứ 28 tính từ lúc thụ thai, nhau thai đã hình thành tuần hoàn và tạo nên sự thẩm thấu.
Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ.
Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ.
Nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai, bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của thai. Từ 34 tuần trở lên, thai nhi hấp thu từ 300-500ml nước ối mỗi ngày. Lượng ối này góp phần tạo phân su, vào máu giúp cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi và một phần được lọc tạo thành nước tiểu cho bé. Nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.
Về mặt cơ học, nước ối tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sanh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn. Sau khi vỡ ối, nước ối giúp bôi trơn đường sinh dục của mẹ giúp thai nhi dễ được sinh ra hơn.
Nước ối bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và tránh được những sang chấn.
Giai đoạn đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong. Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây (chất bám vào da bé giúp bảo vệ bé, một dạng như chất béo). Thai đủ trưởng thành (từ tuần lễ thứ 38), nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo.
Nước ối có những màu sắc bất thường khác có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe thai nhi.
Trong thai kỳ, nước ối đóng vai trò quan trọng ngang bằng với lá nhau, dây rốn, tử cung trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Dựa vào khảo sát thể tích, tỷ trọng và màu sắc ối người ta có thể dự báo cũng như tiên đoán được sức khỏe và tình trạng phát triển của bé đang còn nằm trong bụng mẹ. Khám sức khỏe thai định kỳ và kiểm tra chỉ số nước ối giúp phát hiện sớm những bất thường về nước ối.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
60 tuổi đi du lịch vẫn chưa muộn, nhưng ở tuổi đó bạn mới lo kiếm tiền mua nhà thì e rằng làm không nổi nữa.
Tôi có một người bạn trước đây thu nhập cũng khá, chưa đầy 30 tuổi nhưng lương đã đạt mốc 40 triệu đồng một tháng. Bạn cũng có sở thích đi du lịch khá nhiều. Với du lịch nước ngoài, bạn chỉ đi được loanh quanh các nước châu Á và thấy thoải mái với điều đó. Tôi cho rằng tiền của họ thì họ có quyền tiêu.
Nhưng gần đây, công việc gián đoạn, sức khỏe của bạn cũng có vấn đề, chạy chữa khi đau ốm cũng tốn của bạn một khoản lớn. Thế nên, bạn bắt đầu lo lắng về số tiền tiết kiệm đang có trong tay. Kinh tế khó khăn, ngành của bạn làm lại chưa phục hồi sau dịch Covid-19, nên trong năm nay thu nhập của bạn vẫn giảm, chưa thể về được như trước dịch. Vậy là bạn bắt đầu thấy hối tiếc vì trước kia đã dành quá nhiều tiền cho việc du lịch.
Tôi thấy một bộ phận không nhỏ người trẻ là coi việc đi du lịch như một cơ hội mở mang kiến thức, nghề nghiệp. Tôi cho rằng đó là sai lầm. Họ không biết rằng chỉ có một số ngành nghề nhất định mới như thế, chứ thử hỏi làm IT thì đi du lịch cũng chỉ mang tính chất giải trí, nghỉ dưỡng là chính chứ tạo được cơ hội gì cho nghề nghiệp?
Đúng là đi du lịch có nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng cần phải cố sống cố chết, dành hết tiền bạc để đi nhiều nhất có thể, đến nỗi không còn tiền cho các mục tiêu khác. Người ta làm mỗi tháng 30 triệu đồng, nhưng có nhà rồi, thì họ có thể dành 10 triệu đồng để đi du lịch hàng tháng. Nhưng nếu bạn xuất thân kém hơn, nghèo hơn, chưa có tích lũy gì đáng kể, thu nhập cũng 30 triệu đồng, mà đua đòi như người khác thì rất dở.
Lẽ ra, bạn chỉ nên dành 3 triệu đồng để đi du lịch mà thôi, còn lại dành một phần để mua nhà. Ưu tiên hàng đầu vẫn phải là ổn định cuộc sống, đừng chỉ chăm chăm đi chơi, hưởng thụ, rồi nhỡ mất việc thì sao? Đợt dịch vừa rồi là một ví dụ, ai đảm bảo mai kia chúng ta không phải đối mặt thêm những dịch bệnh mới.
Cũng đừng biện minh rằng đi du lịch nước ngoài để mở mang vốn ngoại ngữ, hỗ trợ cho công việc. Có những người chưa từng đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn nói thạo tiếng Anh. Bạn muốn thông thạo ngoại ngữ, hãy làm việc trong môi trường sử dụng nhiều tiếng Anh. Còn bạn muốn được tiếp cận với văn hóa xếp hàng, văn minh, lịch sự, cũng chẳng cần đi đâu để học cả. Hãy làm điều đó ở chính Việt Nam nếu bạn muốn, lâu dần nó sẽ trở thành thói quen.
Bạn có thể sang Singapore du lịch và vứt rác rất đúng quy định trong ba ngày ở đó. Nhưng nếu thói quen gọn gàng, lịch sự không được rèn luyện liên tục trong thời gian dài, thì ngay khi về Việt Nam, bạn sẽ lại vứt rác bừa bãi mà thôi. Tôi từng thấy người phương Tây xả rác trên đường phố Hà Nội rồi, nên đừng ảo tưởng rằng sang một đát nước văn minh, phát triển thì bạn cũng có thể trở thành một người lịch sự, văn minh.
Tóm lại, điều quan trọng không phải là bạn tiêu bao nhiêu tiền, tiêu vào việc gì, mà là số tiền bạn tiêu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của bạn. Chi cho việc giáo dục của con cái là một khoản chi đúng đắn, ai cũng công nhận điều đó. Nhưng bây giờ nếu hai vợ chồng tôi tổng thu nhập chỉ có 50 triệu đồng một tháng, không có nguồn thu khác, tích lũy chỉ mới được vài trăm triệu đồng, nhưng tôi cứ cố cho con vào học trường quốc tế với mức học phí 50 triệu đồng một tháng thì liệu có không? Nhỡ may vợ chồng tôi thất nghiệp thì không lẽ con tôi phải chuyển trường theo?
Quay lại vấn đề đi du lịch, bạn đi du lịch châu Âu hết vài trăm triệu đồng cũng không phải vấn đề, nếu nó chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong thu nhập của bạn. Nhà ở, tiền tích lũy, cố gắng để có nguồn thu nhập thụ động, phòng trừ các rủi ro... mới là vấn đề căn cốt của cuộc sống và bạn phải thực hiện những điều này song song với việc đi du lịch và hưởng thụ.
60 tuổi đi du lịch vẫn chưa muộn, nhưng ở tuổi đó bạn mới lo kiếm tiền mua nhà thì e rằng làm không nổi nữa.