Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là việc làm quan trọng để giúp ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy những mũi tiêm nào là cần thiết cho phụ nữ khi mang thai? Những lưu ý xử lý tác dụng phụ sau khi tiêm phòng cho bà bầu là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là việc làm quan trọng để giúp ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy những mũi tiêm nào là cần thiết cho phụ nữ khi mang thai? Những lưu ý xử lý tác dụng phụ sau khi tiêm phòng cho bà bầu là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Sau khi tiêm phòng, mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức cơ và mệt mỏi. Một số cách để làm giảm phản ứng phụ sau khi tiêm phòng mà mẹ bầu có thể áp dụng bao gồm:
Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C để giúp cơ thể được bù nước, hạn chế cảm giác mệt mỏi kéo dài
Khi bị sốt, bà bầu không nên uống thuốc mà có thể chườm khăn ấm, đặc biệt nên lau ấm ở nách, bẹn, cổ, cánh tay thường xuyên
Ăn đủ bữa và đủ chất. Nếu thấy chán ăn, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, có thể thay thế cơm bằng súp hoặc cháo.
Mẹ cũng cần hạn chế những điều sau:
Đặc biệt, nếu gặp các phản ứng nghiêm trọng như sốt kéo dài, ra máu vùng kín và tụt huyết áp đột ngột, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý.
Khám sàng lọc là việc làm cần thiết trước khi tiêm phòng cho bà bầu
Phụ nữ mang thai là đối tượng cần phải theo dõi đặc biệt khi tiêm phòng bởi nhiều thay đổi trong hệ thống miễn dịch có thể làm mẹ bầu gặp nhiều phản ứng khi tiêm vaccine. Tiêm phòng cho mẹ bầu cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm: Các bác sĩ cần phải hỏi rõ bệnh sử và tiền sử dị ứng của mẹ để quyết định có nên cho mẹ tiêm phòng hay không. Trong trường hợp nhận định nguy cơ dù là nhỏ nhất, việc tiêm chủng có thể sẽ không được diễn ra.
Khi tiêm phòng cho bà bầu, các bác sĩ cần phải theo dõi phản ứng của mẹ trước và sau khi tiêm. Nếu mẹ đang gặp các tình trạng như ốm sốt hay mắc các bệnh lý mãn tính thì cần hoãn tiêm. Nên để cho mẹ nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút - 1 tiếng sau khi tiêm xong để có thể nhanh chóng xử lý những bất thường nếu có.
Cần tiêm phòng cho bà bầu đúng lịch, đúng mũi tiêm để có thể phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, tùy vào từng loại vắc xin và sức khoẻ của phụ nữ mang thai mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm vắc xin phù hợp vào từng giai đoạn của thai kỳ.
Trong thời gian mang thai, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm, Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác) theo chỉ định của bác sĩ.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hiểu rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Một số loại vắc xin cần thiết, được khuyến cáo cho bà bầu có thể kể đến như: Vắc xin cúm, Ho gà – bạch hầu – uốn ván và vắc xin phòng uốn ván.
Vắc xin cúm: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.
Xem thêm: Lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu giá bao nhiêu? Ở đâu tốt, an toàn?
Vắc xin Ho gà – bạch hầu – uốn ván: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi 10 năm. Nếu tiêm trong thai kỳ, nên tiêm 1 mũi vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai (áp dụng theo thông tư 38/2017/TT-BYT):
1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản:
– Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
– Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
– Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
– Mũi 4: ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
– Mũi 5: ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau
2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi):
– Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
– Mũi 2: ít nhất một tháng sau lần 1
– Mũi 3: ít nhất 1 năm sau lần 2
3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi) và ít nhất 1 liều nhắc lại:
– Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
– Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1
Trước khi mang thai, chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang bầu cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và bé. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc-xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo tổ chức y tế thế giới và CDC còn khuyến cáo: phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc-xin này.
Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu chị em nên ghi nhớ để đi tiêm đầy đủ.
Các chị em nên đi tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai.
Tiêm phòng là biện pháp giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm
Mẹ bầu là đối tượng cần được sự quan tâm bởi có sức khỏe vô cùng nhạy cảm và có thể có phản ứng với nhiều loại vaccine. Thêm vào đó, có nhiều loại vaccine tuy có thể sử dụng rộng rãi nhưng lại khuyến cáo không sử dụng cho mẹ bầu bởi có nguy cơ gây hại cho thai nhi. Chính vì thế, tiêm phòng cho bà bầu thường được thực hiện trước khi mang thai. Dưới đây là 5 vaccine cần thiết nhất:
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, nhất là trong mùa đông - xuân. Đối với người bình thường, cúm mùa có thể điều trị những triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên với bà bầu, sử dụng thuốc kháng sinh có khả năng gây hại cho thai nhi. Việc mắc cúm trong thời gian mang bầu, nhất là trong 3 tháng đầu tiên có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, thậm chí còn có thể làm thai chết lưu hoặc sảy thai.
Việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai và khi đang mang thai giúp hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh hoặc làm giảm tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Phế cầu là một loại vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm viêm khớp, viêm màng não, viêm phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc tiêm phòng phế cầu trước khi mang thai sẽ giúp bà bầu và thai nhi có khả năng chống lại các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn này cầu gây ra. Trong trường hợp bị mắc phề cầu khi mang thai, bà bầu và thai nhi có nguy cơ cao bị nhiễm phế cầu và phải chịu đựng các biến chứng nghiêm trọng có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con.
Vắc-xin 3 trong 1 kết hợp sởi - quai bị - Rubella
Cũng như cúm mùa, 3 bệnh này đều dễ dàng bị lây qua đường hô hấp. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ phải đối mặt với nguy cơ thai chết lưu hoặc sảy thai. Theo thống kê của WHO, hàng năm trên thế giới có khoảng 17 triệu ca bệnh sởi, 90.000 ca bệnh quai bị và khoảng 100.000 ca quai bị ở phụ nữ có thai. 3 loại bệnh này là nguyên nhân gây ra nhiều dị tật sơ sinh, đặc biệt là các dị tật về não, tim, tai và mắt.
Vaccine phòng sởi - quai bị - rubella nên được tiêm tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai
Tiêm vaccine 3 trong 1 trước khi mang thai hệ miễn dịch kịp thời sản xuất kháng khuẩn để tạo "lớp khiên" bảo vệ mẹ bầu cùng thai nhi trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Viêm gan B là bệnh lý có khả năng lây nhiễm do virus HBV gây ra. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của phụ nữ suy yếu rõ rệt, nếu chẳng may mắc phải viêm gan B thì nguy cơ phát triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan và suy gan là rất cao. Ngoài ra, viêm gan B còn có thể lây truyền từ mẹ sang con hoặc gây chứng vàng da ở trẻ nhỏ.
Để có thể chủ động phòng bệnh, WHO khuyến cáo phụ nữ nên hoàn thành 3 mũi tiêm viêm gan B trước khi mang thai. Trên thực tế thì vaccine viêm gan B không gây hại cho thai nhi, nhưng để bảo vệ sức khỏe xuyên suốt trong cả thai kỳ, mẹ nên có kế hoạch tiêm càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ, dù có được điều trị khỏi thì biến chứng để lại vẫn rất nghiêm trọng. Mắc thủy đậu khi mang thai có thể gây ra các dị tật nghiêm trọng cho thai nhi, bao gồm bệnh tim, đục thủy tinh thể, tổn thương não và gây ra bệnh thủy đậu bẩm sinh. Theo thống kê của bộ y tế, có khoảng 30% trẻ tử vong nếu mắc thuỷ đậu bẩm sinh, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.
Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai là biện pháp duy nhất giúp mẹ tránh khỏi tình trạng này. Lưu ý, vaccine phòng thủy đậu chỉ được tiêm cho mẹ chưa từng mắc thủy đậu trước đây, hoặc nếu mẹ đã tiêm thủy đậu từ khi còn nhỏ thì vẫn cần tiêm nhắc lại trước khi mang thai khoảng 3 tháng.
Vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván
Việc tiêm phòng bạch hầu (Pertussis), ho gà (Diphtheria) và uốn ván (Tetanus) cho phụ nữ trước khi mang thai là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc tiêm phòng này sẽ giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa các bệnh lây nhiễm nguy hiểm và giảm nguy cơ lây bệnh cho thai nhi sau khi sinh.
Bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván đều là các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh này, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi, bao gồm bất thường thai, sảy thai, chậm phát triển, bệnh vô sinh và sinh non. Ngoài ra, vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván chỉ được tiêm khi bé đã đủ 2 tháng tuổi, trong thời gian từ khi mới sinh đến khi bé 2 tháng, nguy cơ mắc bệnh ho gà vẫn là rất cao. Vì vậy, tiêm phòng cho bà bầu có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trong khi mang thai và giúp cơ thể bé được tiếp nhận một số kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây bệnh ngay từ trong bụng mẹ.
Ngoài 6 vaccine kể trên, trước khi mang thai phụ nữ có thể tiêm thêm: vaccine phòng virus HPV và vaccine phòng viêm não Nhật Bản để bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tối ưu nhất. Đăng ký tiêm phòng cho bà bầu TẠI ĐÂY