Hiện tại, các lao động nước ngoài tại Hàn Quốc được trả mức lương tối thiểu là 1.300.000 – 1.600.000 KRW/tháng, tương đương với 27 – 30 triệu đồng. Thời gian làm việc trung bình của người lao động nước ngoài là 8 tiếng/ngày và 5 ngày/tuần.
Hiện tại, các lao động nước ngoài tại Hàn Quốc được trả mức lương tối thiểu là 1.300.000 – 1.600.000 KRW/tháng, tương đương với 27 – 30 triệu đồng. Thời gian làm việc trung bình của người lao động nước ngoài là 8 tiếng/ngày và 5 ngày/tuần.
Năm học mới sắp bắt đầu, bên cạnh hoạt động học tập nhiều sinh viên cũng mong muốn tìm một công việc làm thêm vừa tăng thu nhập phụ bố mẹ, vừa để có thêm kỹ năng nghề nghiệp. Dưới đây là các gợi ý về những việc làm thêm cho sinh viên.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin Tổng cục Thống kê Quốc gia đã công bố báo cáo trong đó xếp những người kiếm được dưới 2.000 nhân dân tệ/tháng vào nhóm thu nhập thấp.
Những cá nhân có mức lương từ 2.000-5.000 nhân dân tệ/tháng (295 USD- 740 USD) được xếp vào nhóm “trung lưu” trong khi "thu nhập tương đối cao" là từ 5.000-10.000 nhân dân tệ/tháng (740-1.480 USD). Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho rằng nhóm có thu nhập hơn 10.000 nhân dân tệ/tháng là “thu nhập cao”.
Chính bản báo cáo này đã khiến nhiều người Trung Quốc bất bình. Một người sử dụng mạng xã hội Weibo nói: “Tôi kiếm được 3.000 nhân dân tệ và đột nhiên bước vào tầng lớp trung lưu ư? Tôi nghĩ mình thuộc nhóm thu nhập thấp”.
Phản ứng của người dân khiến Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc phải lên tiếng đính chính. Theo cơ quan này, việc xếp thu nhập từ 2.000-5.000 nhân dân tệ/tháng là tầng lớp trung lưu chỉ áp dụng với báo cáo được đưa ra ngày 25/1 về “khác biệt trong sử dụng thời gian của các nhóm thu nhập khác nhau tại Trung Quốc”.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc mong muốn tầng lớp trung lưu tại quốc gia này chi tiêu nhiều hơn nhằm giảm tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Trung Quốc trong năm 2017 là 8.827 USD, xếp thứ 73 thế giới do vậy Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Trung Quốc nằm trong nhóm quốc gia “thu nhập trên trung bình”.
Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra định nghĩa chính thức về thu nhập trung bình nhưng người đứng đầu Tổng cục Thống kê Trung Quốc Ning Jizhe trong ngày 28/1 đánh giá: “Một gia đình 3 thành viên với thu nhập hàng năm vào khoảng 100.000 – 500.000 nhân dân tệ. Có 400 triệu người-khoảng 140 triệu hộ gia đình- nằm trong diện thu nhập này đã có đủ tài chính để mua ô tô, căn hộ và du lịch”.
Nhưng ngay cả khi đạt được mức thu nhập này, nhiều người dân Trung Quốc cho biết họ vẫn gặp khó khăn.
Nha sĩ Shen Quan làm việc tại bệnh viện công ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cho biết ông chưa cảm thấy gia đình mình đã sống ở mức trung lưu. Vị nha sĩ 36 tuổi nói: “Tôi kiếm được khoảng 6.000 nhân dân tệ/tháng và vợ tôi – vốn cũng là một nha sĩ tại bệnh viện công khác- thu nhập là 5.000 nhân dân tệ. Nhưng chúng tôi không thể coi là khá giả được”.
Một nửa tổng thu nhập của đôi vợ chồng nha sĩ đều dành cho phí đóng học ở nhà trẻ mẫu giáo của hai con gái – 5.000 nhân dân tệ/tháng. Phí nhà ở của họ là hơn 2.000 nhân dân tệ/tháng. Ông Shen Quan phải thừa nhận cha mẹ vợ đã hỗ trợ tài chính rất nhiều cho cặp đôi trong việc mua nhà và mua ô tô.
Nhà nghiên cứu Wang Xiaoyi tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận xét: “Nhóm thu nhập trung bình, đặc biệt là những người trẻ tuổi, không coi bản thân đã đạt mức đó mặc dù lương của họ đã đạt ngưỡng nhất định. Ngay cả những người không nằm trong nhóm thu nhập thấp cũng cảm thấy áp lực của việc chi tiêu trang trải cuộc sống”.
Hàn Quốc là một trong nhũng quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới với nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Số lượng du học sinh du học Hàn Quốc cũng như số lượng người tham gia xuất khẩu lao động Hàn Quốc ngày càng tăng mạnh. Một trong nhũng lý do chủ yếu đó là mức thu nhập hấp dẫn của thị trường lao động Hàn Quốc. Vậy thì lương trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc là bao nhiêu? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Với hệ thống giáo dục đa dạng và chất lượng cao, cùng với các các trường đại học hàng đầu thế giới, Hàn Quốc đã thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế theo học. Sinh viên mong muốn sau khi tốt nghiệp Đại học tại Hàn Quốc sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập cao trong các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Huyndai, Lotte… Hơn thế nữa, sinh viên du học Hàn Quốc vừa học vừa làm, họ còn có thể tự tạo ra thu nhập để trang trải chi phí du học, thậm chí còn có thể tiết kiệm tiền gửi về gia đình.
Về xuất khẩu lao động, Hàn Quốc cũng mở cửa cơ hội cho người lao động nước ngoài thông qua các chương trình visa lao động. Với thị trường lao động tiềm năng, đa dạng ngành nghề cũng như mức lương cho người lao động cao, Hàn Quốc đã thu hút được nhiều người lao động đến từ khắp nơi trên thế giới tham gia.
Mức thu nhập trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc là một trong những lý do khiến cho xu hướng du học Hàn Quốc và xuất khẩu lao động vào Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng. Ngoài mức thu nhập hấp dẫn, bạn còn có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm và việc làm đa dạng của thị trường lao động, kinh tế Hàn Quốc.
Theo thống kê mới nhất năm 2023, mức lương trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc là 2.010.580 KRW, còn mức lương trung bình theo giờ là 9.620 KRW. Mức lương trung bình tăng khoảng 5% so với năm ngoái, đạt khoảng 41 triệu đồng. Chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng giúp nâng cao mức lương tối thiểu của người lao động lên 10.000 KRW/h trong thời gian tới.
Dưới đây là danh sách những ngành nghề lương cao ở Hàn Quốc mà bạn có thể tham khảo nếu bạn có ý định tham gia xuất khẩu lao động tại Hàn:
Trên đây là những thông tin về lương trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc mà bạn có thể tham khảo. Thị trường lao động Hàn Quốc là một trong những thị trường vô cùng tiềm năng. Dù bạn lựa chọn du học Hàn Quốc hay xuất khẩu lao động thì Hàn Quốc sẽ là một lựa chọn đúng đắng. Chúc bạn thành công trên con đường mà mình đã chọn.
Civilis Edu hiện tự tin là một trong những đơn vị đào tạo tiếng Hàn và tư vấn du học Hàn Quốc uy tín nhất tại Việt Nam. Civilis luôn đem đến thông tin rõ ràng và rành mạch, giải pháp thực tế và cam kết thực hiện chính xác những mục tiêu đã đề ra.
Nếu các bạn đang có bất cứ thắc mắc nào về du học tại Hàn Quốc, đừng ngại liên hệ với civilis.edu.vn theo thông tin dưới đây:
Trụ sở chính Hà Nội: Civilis Building, số 5 Đồng Me, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm
Chi nhánh HCM: B40 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình
Facebook: Du học Hàn Quốc CIVILIS
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong Báo cáo mới công bố, mức lương cơ bản của người lao động tại Thụy Sĩ thường cao hơn tới 50% so với mức lương của những lao động hoạt động cùng nhóm ngành nghề tại các nước châu Âu. Tính cả thuế và chi phí sinh hoạt, Thụy Sĩ vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng về giá trị lương. Thu nhập trừ thuế và sinh hoạt phí với mức lương trung bình tại Thụy Sĩ đạt 96.000 USD/năm, tiếp theo là Luxembourg, với mức khoảng 90.000 USD/năm.
Ở thời kỳ đầu sự nghiệp hoặc đạt đến trình độ cấp trung, các nhân viên tại Thụy Sĩ nhận mức lương cơ bản cao hơn 50% so với mức lương của những nhân viên ở mức tương đương tại 15 nền kinh tế lớn khác của châu Âu. Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn báo cáo 'Xếp hạng tiền lương của 50 nhóm nghề nghiệp tại 60 quốc gia trên thế giới trong năm 2016' do công ty tư vấn Willis Tower Watson công bố, cho biết tại Thụy Sĩ, với những người có trình độ cấp trung bình, mức lương cơ bản là 163.000 USD/nămTính cả thuế và chi phí sinh hoạt, Thụy Sĩ vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng về giá trị lương. Thu nhập trừ thuế và sinh hoạt phí với mức lương trung bình tại Thụy Sĩ đạt 96.000 USD/năm, tiếp theo là Luxembourg, với mức khoảng 90.000 USD/năm. Các nhân viên Thụy Sĩ ở thời kỳ đầu trong sự nghiệp kiếm được khoảng 58.000 USD/năm sau khi trừ thuế và chi phí sinh hoạt, nhiều hơn của các vị trí tương đương ở Đan Mạch, với mức trung bình là 52.000 USD/năm.
Theo thông tin từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), cư dân của Monaco được coi là nhóm giàu nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người lên đến 300.000 USD/năm. Monaco được biết đến với danh xưng 'thiên đường thuế'. Các công dân Monaco gần như không phải trả thuế thu nhập cá nhân, điều này là kết quả của thuế thu nhập thấp hoặc không có thuế trong quốc gia. Điều này đã đưa mức thu nhập trung bình của công dân Monaco lên cao so với các quốc gia khác.
Với GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, một trong những điểm mạnh của sự giàu có ở Monaco chính là chính sách thuế. Nước này đã hủy bỏ thuế thu nhập từ năm 1869, với mức thuế thấp đối với cả công ty và cá nhân. Mức lương tối thiểu ở Monaco là thấp nhất mà một công nhân hợp pháp có thể nhận được. Monaco được biết đến với danh xưng 'thiên đường thuế' do chính sách thuế và pháp lý đặc biệt. Để được coi là cư dân, một người phải sống ở Monaco trong sáu tháng và một ngày trong năm. Monaco cũng miễn thuế đối với cổ tức từ cổ phiếu của các công ty địa phương và không thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung.
Đan Mạch là quốc gia nổi tiếng với mức lương cao tại Châu Âu. Một sinh viên mới ra trường có thể kỳ vọng mức lương khởi điểm là 30,000 DKK (tức là €4,000, khoảng 108 triệu VND), và mức lương trung bình có thể đạt 40,000 DKK (€5,300, khoảng 143 triệu VND).
Đan Mạch cũng nổi tiếng với số giờ làm việc thấp nhất thế giới. Với giờ làm việc tiêu chuẩn 37 giờ/tuần, kết hợp với các ngày nghỉ lễ và 5 tuần nghỉ phép có lương, số giờ làm việc thực tế chỉ là 32 giờ. Đan Mạch được đánh giá là một trong những địa điểm tốt nhất thế giới về cân bằng giữa công việc và cuộc sống theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Chỉ có khoảng 2% nhân viên ở Đan Mạch làm việc nhiều giờ hơn so với mức trung bình 13% của OECD. Người làm việc toàn thời gian ở Đan Mạch dành trung bình 66% thời gian hàng ngày cho giải trí và chăm sóc bản thân, cao hơn mức trung bình của OECD là 62%.
Na Uy là quốc gia thuộc vùng Scandinavi nổi tiếng với mức lương cao. Với mức lương trung bình ở Oslo, Na Uy là khoảng 28,000 NOK mỗi tháng sau thuế, tương đương khoảng 3,500 USD mỗi tháng, là một trong những mức lương trung bình cao nhất ở các thủ đô Châu Âu.
Với mức lương tối thiểu gần 20 USD/giờ cho người lao động chuyên môn từ 18 tuổi trở lên, Luxembourg đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia trả lương cao nhất thế giới. Người lao động phổ thông ở Luxembourg được trả 12,94 EUR/giờ, tương đương 15,32 USD/giờ.Dữ liệu cho thấy Luxembourg - một trong những nước giàu nhất thế giới - có chế độ lương bổng tốt với những người làm nghề giáo khi trả lương cho họ cao hơn rất nhiều so với mức đồng nghiệp các nước khác nhận được. Với bậc tiểu học, giáo viên mới đi làm ở Luxembourg thậm chí nhận lương cao hơn so với mức lương cao nhất mà hầu hết giáo viên nước khác nhận được trong cả sự nghiệp gõ đầu trẻ. Lương cao nhất cho giáo viên tiểu học nước này là 137.000 USD. Thầy cô giáo ở Thụy Sĩ cũng nhận lương tương đối tốt - 92.000 USD.Trong khi đó, lương cao nhất cho giáo viên tại 3 nước đứng cuối trong bảng khảo sát của OECD thậm chí không bằng lương khởi điểm của giáo viên tại các nước nằm trong top 10. Cụ thể, giáo viên tiểu học ở Hàn Quốc nhận lương 26.815 USD khi mới bắt đầu sự nghiệp, cao hơn lương của những giáo viên kỳ cựu ở Czech (20.000 USD), Hungary (25.000 USD) hay Ba Lan (26.000 USD). Ở bậc trung học, Luxembourg vẫn là nước dẫn đầu về lương dành cho giáo viên. Mức lương cao nhất là 137.000 USD.
Áo là nước giàu thứ 12 trên thế giới về GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người, có một nền kinh tế thị trường xã hội phát triển tốt, và một mức sống cao. Cho đến những năm 1980, nhiều công ty công nghiệp lớn nhất của Áo đã được quốc hữu; Tuy nhiên trong những năm gần đây, tư nhân đã giảm nắm giữ nhà nước đến một mức độ tương đương với các nền kinh tế châu Âu khác. Phong trào lao động đặc biệt mạnh ở Áo và có ảnh hưởng lớn trên chính trường lao động. Bên cạnh một ngành công nghiệp phát triển cao, du lịch quốc tế là phần quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Áo là một bộ phận của liên minh tiền tệ, khu vực đồng euro, và các thị trường đơn lẻ của EU. Áo đã đề xuất vào ngày 16 Tháng 11 năm 2010 nó sẽ giữ lại các phần đóng góp tháng 12 của gói cứu trợ EU cho Hy Lạp, đưa ra các tài liệu về tình hình công nợ xấu đi của Hy Lạp và Hy Lạp không có khả năng rõ ràng để thu thập các mức biên lai thuế nó đã hứa trước đó. Đất nước Trung Âu với cảnh quan tuyệt đẹp và lịch sử đầy phiêu lưu này có GDP trung bình đầu người đứng thứ 12 thế giới. Nước Áo có nền công nghiệp phát triển mạnh, bên cạnh đó, phần quan trọng nhất trong nền kinh tế là du lịch quốc tế, chiếm đến 9% GDP.
Thông thường, người lao động ở Iceland làm việc trung bình 44,4 giờ/tuần, cao thứ 3 trong số các quốc gia Eurostat vào năm 2018. Những người tham gia thử nghiệm đã giảm số giờ làm từ 3-5 giờ/tuần và vẫn nhận mức lương như cũ. Ireland đã tăng lương tối thiểu thêm 1% từ năm 2021. Mức lương được nâng từ 10,10 EUR (12,14 USD) lên 10,20 EUR (12,26 USD). Cách đây 5 năm, Ireland đã tăng khoảng 5,6% lương, từ 8,65 EUR/giờ(10,39 USD/giờ) lên 9,15 EUR/giờ (11 USD/giờ).
Dù có nhiều ý kiến phản đối, cho rằng tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng chi phí lao động, trên thực tế theo nghiên cứu về tác động của tăng lương cho thấy 90% các công ty tại Iceland không bị ảnh hưởng bởi việc này. Năm 2018, giá tiêu dùng trung bình tại Iceland cao hơn 56% so với phần còn lại của châu Âu, khiến Iceland trở thành quốc gia đắt đỏ số 1 ở châu Âu.Năm 2018, mức lương trung bình hàng tháng của một người làm việc toàn thời gian tại Iceland là 632.000 krona trước thuế (khoảng 4.450 euro hay 5.000 USD), theo Cơ quan Thống kê Iceland. Thực ra Iceland đang là quốc gia đứng đầu trong Danh sách chỉ số chênh lệch thu nhập theo giới tính toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2015, trên cả Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. Đảo quốc với 323.000 dân này đang có những tăng trưởng kinh tế tốt đẹp trong vài năm gần đây. Người dân cũng có truyền thống đấu tranh vì bình đẳng hàng chục năm trước.
Hôm 27/8, Singapore đã thông báo về việc tăng mức lương tối thiểu cho lao động nước ngoài có thẻ E pass và người có thẻ S-pass. Điều này làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thuê lao động nước ngoài so với trong nước.
Lao động nước ngoài có thẻ E-pass sẽ có mức lương 4.500 SGD thay vì 3.900 SGD, trong khi người lao động có thẻ S-pass sẽ thay đổi mức lương từ 2.400 SGD lên 2.500 SGD. Qui định mới này đặt áp lực cho doanh nghiệp Singapore duy trì sự cân bằng giữa lao động bản địa và nước ngoài. Giám đốc điều hành Ravi Menon của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) nói rằng MAS sẽ tham gia tuyển dụng của các công ty tài chính để tăng lượng lao động người Singapore.
Tính đến tháng 1/2021, mức lương trung bình ở Singapore là 5.783 SGD/tháng. Thu nhập Tổng Trung bình Hàng tháng từ việc làm là USD 4,563 đối với dân cư Singapore có việc làm toàn thời hạn. Singapore có chương trình Workfare hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp từ 35 tuổi trở lên với thu nhập không quá 2.300 SGD.
Ở Đức, mức lương tối thiểu được quy định bởi Chính phủ và không ai được trả lương thấp hơn mức này. Người sử dụng lao động ở Đức có thể bị phạt nếu trả lương dưới mức tối thiểu. Vào tháng 10/2020, Đức đã tăng mức lương tối thiểu quốc gia từ 9,35 EUR (11,35 USD) lên 10,45 EUR (12,55 USD). Mức lương không tăng ngay lập tức mà tăng theo giai đoạn, đạt mức 10,45 EUR vào tháng 6/2022.
Hiện nay, mức lương tối thiểu ở Đức tính đến năm 2021 là 9,50 euro mỗi giờ làm việc. Một số ngành có mức lương tối thiểu cao hơn như xây dựng, cơ khí, vượt quá khoảng 1-2 euro. Mức lương tối thiểu ở Đức được điều chỉnh tăng lên hằng năm.
Điều đặc biệt là việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu được thực hiện trong giai đoạn đại dịch, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh toàn cầu. Đức, nước có nền kinh tế quốc dân quyền lực nhất châu Âu, đồng thời có tỷ lệ thuế thu nhập cao nhất: 49,8%.
Hoa Kỳ - thị trường tài chính ảnh hưởng toàn cầu với GDP bình quân đầu người 62,606 USD năm 2019. Mức lương trung bình ở Mỹ là khoảng 52,000 USD/năm, nhưng tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề. Các ngành như dầu khí, khoa học máy tính, và kinh tế ứng dụng có mức lương cao, dao động từ 60,000 USD/năm đến 176,900 USD/năm.
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]
Chọn nhu cầu tư vấnĐịnh cưDu lịchLàm việcHồ sơ bảo lãnhDu học trung họcDu học cao đẳng - đại họcDu học sau đại họcDu học hèDịch vụ hỗ trợTiếng Anh
Tại quốc giaMỹCanadaÚcAnhSingaporePhilippinesNew ZealandChâu ÂuKhác
Văn phòng ImmiPath gần bạn nhấtVăn Phòng TP.HCMVăn Phòng Đà NẵngVăn Phòng Hà NộiVăn Phòng HuếVăn Phòng MỹVăn Phòng Canada
Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc vừa thông báo về việc áp dụng mức lương tối thiểu cho năm 2023 tại nước này.
Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ mà người lao động nhận được là 9,620 won, tăng 5% so với năm 2022. Với mức trên, mức lương tối thiểu hằng tháng của người lao động Hàn Quốc là 2,02 triệu won (tương đương 37,3 triệu đồng).
Mức lương mới này áp dụng từ 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023, áp dụng như nhau đối với tất cả các ngành, các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình doanh nghiệp.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt.
Mức lương tối thiểu theo giờ năm 2023 tại Hàn Quốc là 9.620 won (tương đương 7,41 USD) (Ảnh: Nguyễn Hằng).
Bộ LĐ-TB&XH thống kê, hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp, thông qua nhiều hình thức.
Trong đó, đa số người lao động đi theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS). Đây là kênh phái cử lao động chủ yếu sang Hàn.
Người lao động tham gia chương trình này có mức thu nhập bình quân từ 1.500 - 2.000 USD/tháng (tương đương 35-45 triệu đồng/tháng) và được hưởng quyền lợi và các chế độ bảo hiểm theo quy định dành cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và theo hiệp định song phương giữa hai nước về bảo hiểm xã hội được ký vào tháng 12/2021.
Chương trình thứ hai là lao động kỹ thuật (visa E7) đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc thông qua các hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hàn Quốc.
Hiện có khoảng 3.535 lao động kỹ thuật đang làm việc tại Hàn Quốc, chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, hàn, cơ khí, vận hành máy. Những lao động này cư trú và làm việc dài hạn tại Hàn Quốc (trên 5 năm) với mức lương từ 2.000 - 2.500 USD/tháng, tương đương 45-50 triệu đồng.
Thứ ba là người lao động đi làm thuyền viên trên các tàu đánh cá gần bờ và tàu cá xa bờ theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và các chủ tàu Hàn Quốc.
Hiện có gần 10.000 thuyền viên Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc với mức lương trên các tàu đánh cá xa bờ từ 450 - 550 USD/tháng (khoảng 10-12 triệu đồng/tháng) và gần bờ là 1.400 USD/tháng (khoảng 30-32 triệu đồng/tháng).
Ngoài ra, từ năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, qua đó đã tạo điều kiện cho người nông dân Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác, thu hoạch, bảo quản và phân phối sản phẩm nông nghiệp.