Chính Sách Thị Trường Lao Động Tại Việt Nam Năm 2024 Là Ai

Chính Sách Thị Trường Lao Động Tại Việt Nam Năm 2024 Là Ai

Lời giải bài tập Công nghệ 9 Chủ đề 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam hay khác:

Lời giải bài tập Công nghệ 9 Chủ đề 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam hay khác:

Giải Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 - Luyện tập

Hãy nêu khái niệm thị trường lao động. Trong thị trường lao động, người lao động là ai và người sử dụng lao động là ai?

- Khái niệm thị trường lao động: là thị trường trao đổi hàng hoá "sức lao động” giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua các hoạt động tuyển chọn, thoả thuận về tiền lương và các điều kiện làm việc khác.

- Người lao động: Là cá nhân có khả năng lao động và đã đến tuổi lao động, tự nguyện bán sức lao động để thu nhập tiền lương và mưu sinh.

- Người sử dụng lao động: Là cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng sức lao động để sản xuất, kinh doanh,...

Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động. Vì sao sự đổi mới công nghệ lại ảnh hưởng đến thị trường lao động?

- Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động: sự phát triển của khoa học và công nghệ; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nhu cầu lao động, nguồn cung lao động.

- Sự đổi mới công nghệ ảnh hưởng đến thị trường lao động vì: Sự đổi mới công nghệ là một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường lao động. Để thích ứng với những thay đổi này, người lao động cần trang bị cho mình những kỹ năng mới, sẵn sàng học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục. Các chính phủ và doanh nghiệp cũng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp và tiếp cận cơ hội việc làm mới.

Hãy nêu những vấn đề cơ bản của thị trường lao động Việt Nam hiện nay.

Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động Việt Nam là:

- Xu hướng tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo, có kinh nghiệm chiếm tỉ lệ rất cao.

- Xu hướng nguồn cung lao động lớn hơn nhu cầu tuyển dụng

- Chất lượng lao động thấp, lao động phân bố không đồng đều ở các lĩnh vực và trình độ đào tạo.

Hãy chọn một ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và tìm kiếm thông tin, trình bày kết quả tìm kiếm được về ngành nghề đó.

- Chọn một ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là: ngành kĩ thuật phần mềm.

- Thông tin về ngành kĩ thuật phần mềm:

+ Kĩ thuật phần mềm là ngành học tập trung vào việc thiết kế, phát triển, thử nghiệm và bảo trì các ứng dụng phần mềm. Ngành này đòi hỏi kiến thức về lập trình, cấu trúc dữ liệu, giải thuật, hệ điều hành, mạng máy tính và các kỹ thuật phát triển phần mềm khác.

+ Ngành kĩ thuật phần mềm là một ngành học đầy tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển. Nếu bạn có đam mê với lập trình và muốn theo đuổi một ngành nghề năng động, sáng tạo, thì kỹ thuật phần mềm là một lựa chọn phù hợp.

Giải Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 9 Cánh diều trang 16, 17, 18, 19, 20, 21.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Công nghệ 9 Cánh diều Bài 3 - Luyện tập

Hãy tìm kiếm thông tin thị trường lao động về một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và trình bày kết quả.

Thông tin thị trường lao động về một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ đó là ngành công nghệ thực phẩm:

- Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm

- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng

- Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài

* Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đánh giá kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí sau: thực hiện đúng quy trình; nguồn thông tin đảm bảo độ tin cậy; sử dụng công cụ tìm kiếm phù hợp; tìm kiếm đủ thông tin theo yêu cầu.

Năm 2023, thị trường lao động Việt Nam ba quý đầu năm gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng mất việc, giảm việc làm xảy ra ở một số nhóm, ngành hàng như: dệt may, da giầy, chế biến đồ gỗ… Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giữa năm 2023, số lao động bị mất việc, giãn việc, thiếu việc làm do cắt giảm đơn hàng lên tới hơn 500.000 người, trong đó khoảng 270.000 người mất việc làm. Tính đến hết quý 3/2023, cả nước còn 118.400 lao động mất việc, số lao động nghỉ giãn việc cũng giảm 187.000 người. Những con số đó cho thấy vẫn còn những áp lực lớn đối với việc phát triển thị trường lao động trong năm 2024.

NĂM ÁP LỰC LÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NĂM 2024

Các số liệu thống kê về thị trường lao động năm 2023 nêu trên và so sánh với số liệu các năm trước đều cho thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có xu hướng tăng hàng năm. Theo số liệu năm 2010, khi dân số khoảng 87,5 triệu dân thì lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên khoảng hơn 50,5 triệu người; còn năm 2023 dân số khoảng 100 triệu dân thì lực lượng lao động này là 52,4 triệu người. Như vậy, Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nghĩa là dân số có khả năng lao động (độ tuổi từ 15 đến 64) chiếm tỷ lệ cao. Theo nhận định của các chuyên gia dân số, thời kỳ cơ cấu này có thể kéo dài đến năm 2037. Điều đó cho thấy Việt Nam đang có một nguồn cung lao động trẻ khá dồi dào cho thị trường lao động.

Mặc dù thị trường lao động năm 2023 đang phục hồi và hướng ổn định, nhưng xem xét các chỉ số khác vẫn còn đó những áp lực có thể làm cho thị trường lao động xáo trộn, bất ổn trong năm 2024.

Thứ nhất, số lao động có việc làm phi chính thức bao gồm cả những lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản đang rất lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động phi chính thức tính chung cho cả năm 2023 là 33,3 triệu người. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 64,9%, giảm 0,9 điểm phần trăm, giảm thấp hơn 1,8 điểm phần trăm so với năm 2022. Số lao động phi chính thức tăng được lý giải là do sự sụt giảm đơn hàng diễn ra từ năm 2022 đến hết năm 2023 làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, tác động đến thị trường lao động, từ đó làm giảm hiệu quả của các chính sách thúc đẩy chính thức hóa lao động phi chính thức.

Thứ hai, chất lượng lao động cung cho thị trường còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Áp lực này thể hiện qua chỉ số lực lượng lao động đã qua đào tạo. Năm 2023, ước tính khoảng 14,1 triệu người đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ, chiếm 27%. Nếu vậy cả nước vẫn còn trên 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Cũng cần nói thêm rằng, với thời kỳ cơ cấu dân số vàng, lao động trẻ rất cần được đào tạo bởi lục lượng này sẽ dễ dàng tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt hơn trong chuyển đổi nghề…

Ngoài ra, việc thiếu hụt trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch... là những thách thức không nhỏ đặt ra cho thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập. Điều này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thứ ba, sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ có dấu hiệu chậm lại trong năm 2023 khi so sánh với các năm 2020, 2022 (năm 2021 không tính đến vì ảnh hưởng rõ của đại dịch Covid-19). Thí dụ, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp năm 2020, 2022 giảm lần lượt 1 và 1,6 điểm phần trăm thì tăng tương ứng ở khu vực công nghiệp, xây dựng là 0,5 và 0,3 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ 0,5 và 1,2 điểm phần trăm. Năm 2023 tỷ trọng này giảm chậm ở cả ba khu vực trên theo thứ tự tương ứng 0,6, 0,1 và 0,6 điểm phần trăm.

Thứ tư, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 là 7,63%, tỷ lệ này hơi cao. Đáng chú ý, tỷ lệ này ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn; trong khi đó, tỷ lệ thanh niên nông thôn không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị.

Thứ năm, số lao động không sử dụng hết tiềm năng trong năm 2023 là khoảng 2,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 4,3%. Áp lực này cho thấy mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động, có thể phản ánh tình trạng dư cung về lao động cũng như vấn đề kết nối cung- cầu lao động trên thị trường. Tất nhiên, số lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại trong thị trường và thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế – xã hội...

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024:  Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam