Biển Quê Hương Em Đẹp Như Thế Nào Cùng Khám Phá Nào

Biển Quê Hương Em Đẹp Như Thế Nào Cùng Khám Phá Nào

Hàn Quốc là đất nước nằm ở khu vực Bắc bán cầu với miền khí hậu ôn đới 4 mùa rõ rệt, nóng ẩm vào mùa hè và lạnh khô vào mùa đông. Ngoài ra do tiếp giáp với biển nên khí hậu Hàn Quốc luôn duy trì được độ ẩm nhất định trong không khí. Thủ đô Seoul là vùng mang những nét đặc trưng của khí hậu Hàn Quốc nói chung, mát mẻ, ôn hòa cùng những cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa vô cùng xinh đẹp. Cùng du học Hàn Quốc Thanh Giang tìm hiểu thêm nhé!

Hàn Quốc là đất nước nằm ở khu vực Bắc bán cầu với miền khí hậu ôn đới 4 mùa rõ rệt, nóng ẩm vào mùa hè và lạnh khô vào mùa đông. Ngoài ra do tiếp giáp với biển nên khí hậu Hàn Quốc luôn duy trì được độ ẩm nhất định trong không khí. Thủ đô Seoul là vùng mang những nét đặc trưng của khí hậu Hàn Quốc nói chung, mát mẻ, ôn hòa cùng những cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa vô cùng xinh đẹp. Cùng du học Hàn Quốc Thanh Giang tìm hiểu thêm nhé!

Giới thiệu chung về thời tiết Seoul

Seoul là thủ đô và cũng là đô thị lớn nhất ở phía tây bắc của Hàn Quốc cạnh bên dòng sông Hán. Đây là đô thị sầm uất bậc nhất Đại Hàn dân quốc, với một nửa số dân cư sinh sống và là nơi diễn ra các hoạt động thương mại, dịch vụ hiện đại. Thành phố này hằng năm luôn là điểm dừng chân yêu thích của nhiều khách du lịch, du học sinh và người lao động quốc tế bởi những cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp và khí hậu ôn hoà.

Nếu như bạn đang có kế hoạch đặt chân đến Hàn Quốc thì chắc chắn không thể bỏ qua Seoul. Để có được những trải nghiệm đáng nhớ ở nơi đây, trước tiên hãy cùng tìm hiểu những đặc trưng Seoul thời tiết vốn dĩ khác biệt so với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Mùa Xuân ấm áp khi những đóa anh đào nở rộ

Mùa xuân của Hàn đến trễ hơn Việt Nam chúng ta một chút, bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 5. Nhiệt độ ở Hàn Quốc vào mùa này thường là khoảng 5.2 ℃ – 17.4 ℃. Đây là mùa của lễ hội, mùa để thư giãn và vui chơi bên mọi người, mùa của các hoạt động thể thao để gây dựng sức khỏe tốt.

Mùa xuân là mùa mà trăm hoa đua nở, khí hậu cũng trở nên mát mẻ cùng cảnh vật sinh động tạo cảm giác thân quen và tươi mới. Những người thích ngắm hoa anh đào thường đến với xứ kim chi trong những ngày này để không bỏ  lỡ cơ hội ngắm những đóa anh đào nở rộ khắp mọi nẻo đường Seoul.

Từ tháng 6 đến tháng 9 là thời gian của mùa hè, khí hậu Seoul lúc này tương đối nóng và ẩm vào khoảng 21.9℃ – 20.8℃, rất thích hợp cho những chuyến đi biển cùng gia đình và bạn bè.

Thông thường, vào cuối tháng 6, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông mang ẩm nên thường có nhiều mưa lớn. Sang đến tháng 8, Hàn Quốc bước vào giai đoạn cuối hè, nhiệt độ trung bình khoảng 25,4 độ C. Cũng trong tháng 8, Hàn Quốc thường chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão gây mưa lớn, thậm chí có thể xảy ra lũ quét. Vì thế, tháng 7 là thời điểm thích hợp nhất cho bạn vi vu đến xứ sở kim chi để trốn nắng hè oi bức.

Thông thường mọi người hay chọn những bãi biển ở phía Đông nơi có dòng nước mát và trong xanh, bạn có thể hòa mình vào bãi biển Haeundae ở Busan, thành phố lớn thứ 2 của Hàn Quốc, được bao quanh bởi những dãy núi xanh thơ mộng, những bờ biển dài trải đầy cát vàng xinh đẹp và các lễ hội tạo hình tượng cát vô cùng đặc sắc.

Mùa thu với bầu không khí dễ chịu ngắm lá vàng rơi

Mùa thu ở Hàn kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 với nhiệt độ trung bình khoảng 20.8℃ – 6.9℃. Lúc này thời tiết Seoul hơi khô và bạn ngày trời luôn trong xanh ấm áp, còn ban đêm sẽ se lạnh nên rất thích hợp cho những hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài.

Đây là thời gian đẹp nhất cho trải nghiệm đi bộ dưới những hàng cây, ngắm lá vàng, lá đỏ rơi. Người Hàn Quốc gọi hoạt động này là "danpung-gil". Xung quanh Seoul có rất nhiều ngọn núi với tầm nhìn toàn cảnh. Nhưng để tìm được một nơi ở gần trung tâm và ngắm được trọn vẹn mùa thu Seoul thì phải nói tới núi Namsan. Leo lên ngọn núi có độ cao 262 mét này, bạn có thể quan sát Seoul ở một góc nhìn từ trên cao, cả Seoul sẽ thu nhỏ trong tầm mắt bạn, cũng thú vị đấy chớ!

Bí Uyển tại Cung Changdeok cũng là một trong những nơi tuyệt vời nhất để ngắm lá vàng mùa thu tại Seoul, với những tán cây trải rộng, đưa du khách vào một thế giới riêng, tránh xa khỏi những âm thanh hỗn tạp bên ngoài.

Ngoài ra, khuôn viên trường đại học Yonsei là địa điểm lý tưởng cho chuyến đi ngắm cảnh Seoul lúc vào thu. Những hàng thường xuân trong sân trường chuyển màu đỏ khiến khung cảnh đẹp như trong truyện cổ tích.

Mùa đông Seoul nép mình sau tuyết trắng

Mùa thu rực rỡ là vậy nhưng vào đông ở Seoul tương đối lạnh và khô. Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 cho đến tháng 3, khung cảnh khắp nơi Seoul  đều được bao phủ trong màu trắng của tuyết, từ những hàng cây, dòng sông cho đến các công trình kiến trúc. Thời tiết lạnh với gió lạnh và mưa tuyết chính là điểm đặc trưng của khí hậu mùa đông Hàn Quốc. Do đó, quần áo dày, ấm áp là trang phục không thể thiếu vào mùa đông tại Seoul. Trang phục nhiều lớp, giày mềm với lớp lông lót bên trong để giữ ấm và giúp việc đi bộ dễ dàng hơn.

Mùa đông Seoul bạn có thể ngắm những bông tuyết đầu mùa, làm người tuyết hay trượt tuyết tại Daemung Vilvadi Ski Resort – đây là khu trượt tuyết hiện đại được đầu tư cơ sở hạ tầng bậc nhất Hàn Quốc chỉ cách Seoul 45 phút đi xe.

Hay giữa lòng Seoul nhộn nhịp, bạn có thể xuyên không về với thời đại Joseon đậm chất cổ trang như những thước phim Hàn khi ghé thăm ngôi làng truyền thống Hanok Bukchon. Ngôi làng nằm giữa Cung điện Gyeongbok, cung điện Changdeok – như một góc “lắng đọng” của lịch sử giữa lòng thành phối. Làng cổ Bukchon Hanok được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Seoul. Đây cũng là nơi tuyệt vời đối với những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa của thủ đô Hàn Quốc.

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” vì thế Seoul mùa nào đẹp nhất còn tùy thuộc vào những suy nghĩ và mong muốn của bạn khi đến đây. Hàn Quốc có 4 mùa rõ rệt, đồng nghĩa với việc mỗi mùa cũng sẽ có kiểu hình thời tiết và các hoạt động vui chơi giải trí mới. Từ việc mua sắm tại Chợ Đêm Dongdaemun vào một buổi tối mùa xuân ấm áp cho tới ngắm lá thu vàng tại Công Viên Namsan vào tháng 10, mỗi mùa của Hàn Quốc đều có sức hấp dẫn riêng.

Trên đây là những thông tin về thời tiết Seoul sẽ rất cần thiết cho những bạn sắp đến Seoul để đi du lịch hay học tập làm việc. Và dù bạn đến với Seoul vào mùa nào thì cũng hãy mang một đôi giày thật tốt để khám phá Seoul thật trọn vẹn nhé!

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Cửa biển Thuận An là cửa biển chính của Thừa Thiên Huế dẫn nước từ hệ thống Phá TAM GIANG –  CẦU HAI ra biển Đông. Lịch sử ghi nhận sự thay đổi vị trí của cửa biển này, cửa biển Thuận An hiện tại mới có từ năm 1897. Còn cửa biển Thuận An đầu tiên (có từ năm 1404) nay đã được lấp lại bằng con đập Hòa Duân, khu vực bãi tắm Thuận An bây giờ.

Theo tài liệu hiện nay, cửa biển cũ nhất dẫn nước ra biển là cửa biển Tư Hiền

Vào năm Giáp Thân 1404, một đợt lũ đột phát, nước trên sông Yên Lục (cũng gọi là Lô Giang, sau là Hương Giang) chảy mạnh, xói ngang lưng lưỡi cát nằm giữa Phá TAM GIANG –  CẦU HAI và biển Đông tạo nên cửa biển thứ hai.

Cửa mới này cắt rời làng Thai Dương và làng Hòa Duân (thuộc huyện Phú Vang ngày nay). Vì cắt ngang lưng lưỡi cát nên của biển mới này mang tên Yêu Hải Môn (yêu là cái lưng). Dân gian hay gọi là cửa Eo, cửa Bạt Thác, cửa Thai Dương

Cửa Eo cắt ngang lưỡi cát gây cản trở cho việc lưu thông, đời nhà Hồ, nhà Lê,  đã bắt dân Thuận Hóa gánh đất lấp. Nhưng sức người không chọi nổi sức trời nên việc không thành. Cửa Eo đã tồn tại song song với cửa Tư Hiền cho đến cuối thế kỷ XIX.

Tháng 6 – 1801, đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Tạ đã cho quân triệt ngang cửa Eo không cho quân Nguyễn ở Gia Định tiến vào Phá TAM GIANG để lên chiếm lại Phú Xuân. Tướng Nguyễn Văn Trương phải khó nhọc lắm mới phá được hệ thống phòng ngự của quân Tây Sơn tại cửa Eo.

Do đó, sau khi sau ngày chiến thắng quân Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi tên cửa Eo thành cửa Thuận An (1813). Từ cửa Thuận An này, nhà Nguyễn đã làm chủ được Phú Xuân mở ra thời kỳ đọc lập, hùng cường cho nước Việt Nam. Nhưng cũng chính từ của biển này, vào thời vua Tự Đức, quân Pháp cũng vào cửa Thuận An để hoàn thành việc chiếm đóng Việt Nam, mở ra thời kỳ thuộc Pháp hơn 80 năm.

Đến cuối thế kỷ XIX, vào 15-10-1897, một trận sóng Thần nổi dậy, thu hẹp cửa Eo cũ (Cửa Thuận An từ năm 1813), mở thêm 1 cửa biển mới mà dân gian gọi là cửa Sứt.

7 năm sau, 11-9-1904, trận bão năm Thìn, cửa Eo cũ hoàn toàn bị bồi lấp, và cửa Sứt lại được đào sâu thành cửa Thuận An của thế kỷ XX

Nhưng thật không ngờ, trận đại hồng thủy 11-1999, cửa Thuận An cũ ở làng Hòa Duân lại xuất hiện trở lại. Lúc này tồn tại 2 cửa biển gần nhau

Thời điểm này chính là trận đại hồng Thủy năm 1999 mà nhà của 64 hộ thôn Hải Thành bị nước cuốn trôi, với 14 người chết, trong đó 2 người là chiến sĩ đồn biên phòng. Sau đó Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã cho xây dựng khu tái định cư mới vào năm 2010 đặt tên làng Rồng

Cửa biển mới hình thành gây chia cắt dân cư nên đến năm 2000 (từ tháng 5 – tháng 7), một con đập được xây dựng để chặn dòng nước và đặt tên là đập Hòa Duân

Chỉ sau đó vài năm thì đập Hòa Duân được cát bồi lấp, sau đó là hàng dương mọc lên hình thành nên các bãi tắm biển như bây giờ – là bãi biển Thuận An nổi tiếng ngày nay ở Huế.

Và hiện nay hệ thống Phá TAM GIANG –  Đầm CẦU HAI đang tồn tại 2 cửa biển là cửa Sứt (mọi người vẫn quen gọi là Thuận An) và cửa Tư Hiền

Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế