Chị Phương đã mua BHYT theo hộ gia đình nhưng vài tháng sau chị tìm được việc làm, doanh nghiệp đóng BHYT mới cho Phương theo hợp đồng lao động.
Chị Phương đã mua BHYT theo hộ gia đình nhưng vài tháng sau chị tìm được việc làm, doanh nghiệp đóng BHYT mới cho Phương theo hợp đồng lao động.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 từ ngày 01/7/2024 lương cơ sở bị bãi bỏ, theo đó sẽ có nhiều thay đổi trong việc tính mức thanh toán tối đa cho một lần điều trị. Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về mức thanh toán trực tiếp tối đa sau ngày 01/07/2024 do đó người dân theo dõi để cập nhật thông tin mới nhất.
Bệnh nhân làm hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp với cơ quan BHXH
Căn cứ theo quy định tại theo Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh giữa cơ quan BHXH và người tham gia BHYT gồm có các giấy tờ như sau:
(1) Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân.
Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
(2) Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú. BHXH huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của người bệnh, kiểm tra hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ. Những hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung đầy đủ.
Sau khi nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 40 ngày, kể từ cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh. Trong trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông qua việc nắm bắt được mức chi trả tối đa của bảo hiểm y tế trong một đợt điều trị khi thanh toán trực tiếp với cơ quan BHXH. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng sẽ giúp bệnh nhân cân nhắc và có các giải pháp khám chữa bệnh tốt nhất cho mình. Bên cạnh đó, để đảm bảo thanh khoản nhanh, mức chi trả cho mỗi đợt điều trị cao bệnh nhân nên đến các cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để được thanh toán ngay tại cơ sở khám chữa bệnh.
Tại Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Căn cứ theo Điểm d tiết 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).
Như vậy, nếu bạn tham gia BHXH tự nguyện lần đầu có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH cấp huyện, đại lý thu, nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Trường hợp bạn đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, muốn đóng tiền cho kỳ tiếp theo thì có thể đóng trực truyến thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Bước 1: Truy cập website https://dichvucong.gov.vn/
Chọn "Thanh toán trực tuyến", sau đó "Thanh toán BHXH, BHYT". Tại đây, bạn chọn "Đóng tiếp BHXH tự nguyện"
Trên cửa sổ giao diện xuất hiện “Tài khoản cấp bởi cổng DVC quốc gia” và “Tài khoản cấp bởi Bưu điện Việt Nam” để bạn lựa chọn loại tài khoản muốn sử dụng đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia.
Người dùng thực hiện đăng nhập tài khoản đã đăng ký trước đó để tiếp tục (Nếu chưa có tài khoản thì phải tiến hành đăng ký tài khoản trước).
Tiến hành nhập mã số BHXH rồi nhấn "Tra cứu". Nếu nhập đúng mã số BHXH thông tin về người tham gia, phương thức đóng, thời gian đóng và thông tin về cơ quan BHXH sẽ được hiển thị.
Nếu không nhớ mã số BHXH, người dùng có thể ấn vào nút “Tra cứu mã số BHXH” để thực hiện tìm kiếm.
Sau khi nhập đúng mã số BHXH, chọn ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH rồi nhấn nút "Thanh toán" để tiếp tục.
Lúc này, cổng thanh toán Payment Platform hiện ra sẽ hiển thị ngân hàng hoặc trung gian thanh toán để người dùng lựa chọn, đăng nhập và thực hiện việc thanh toán theo hướng dẫn từ ngân hàng hoặc các trung gian thanh toán
Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để bạn xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, bạn click chọn "Xác nhận".
Nhập mã OTP để xác nhận thanh toán lần cuối.
Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng dịch vụ công quốc gia với thông báo "Thanh toán thành công" kết thúc việc đóng BHXH tự nguyện qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Như vậy, bạn đã hoàn tất quá trình đóng đóng tiếp BHXH tự nguyện trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Khi tham gia BHYT hộ gia đình, người tham gia được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây là chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, giúp nhiều người dân vượt qua những khó khăn về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật.
Luật BHYT quy định người dân được tham gia BHYT theo nhóm hộ gia đình, gồm nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình gồm toàn bộ thành viên của 1 hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú, trừ đối tượng đã được cấp thẻ BHYT ở các nhóm đối tượng khác và người đã khai báo tạm vắng. Theo quy định, người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ được hưởng các quyền lợi như sau: Được cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp thẻ BHYT khi đóng BHYT; được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi theo hướng dẫn của cơ quan BHXH để đăng ký nơi KCB ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào mỗi quý; được KCB và được cơ quan BHXH thanh toán chi trả chi phí KCB theo Luật BHYT; được cơ quan BHXH, cơ sở KCB BHYT và các cơ quan có liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT; được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.
Cụ thể, hiện nay, tham gia BHYT hộ gia đình từ người thứ hai trở đi sẽ được giảm trừ mức đóng, người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở: 81.000 đồng/tháng (972.000 đồng/năm), người thứ hai đóng 70% mức đóng của người thứ nhất: 56.700 đồng/tháng (680.400 đồng/năm), người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất: 48.600 đồng/tháng (583.200 đồng/năm), người thứ tư đóng 50% mức đóng của người thứ nhất: 40.500 đồng/tháng (486.000 đồng/năm); người thứ năm trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất: 32.400 đồng/tháng (388.800 đồng/năm).
Cùng với đó, quy định tham gia BHYT hộ gia đình không bắt buộc cả hộ gia đình đóng tiền cùng một thời điểm mà có thể mua nhiều lần trong năm tài chính vẫn được giảm trừ mức phí từ thành viên thứ hai trở đi. Người tham gia BHYT được lựa chọn đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần… Những điều này sẽ phần nào giảm gánh nặng tham gia BHYT cho nhiều hộ gia đình khó khăn.
Đơn cử như ông Lê Gia Lễ (phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) từ nhiều năm nay đều tham gia BHYT theo hộ gia đình. Ông Lễ cho hay, ngoài hai người con đã đi làm và được công ty đóng bảo hiểm thì gia đình ông gồm 5 người còn lại đều là lao động tự do nên mua BHYT hộ gia đình để tiết kiệm chi phí. Trung bình mỗi năm, ông dành số tiền trên 2,5 triệu đồng để mua BHYT. Với gia đình làm nông thì đây là số tiền đáng kể, thế nhưng với ý thức phòng ngừa những lúc không may bị ốm đau, tai nạn, năm nào ông cũng mua cho các thành viên trong gia đình. Đầu năm 2023, sức khỏe ông có dấu hiệu đi xuống, qua thăm khám các bác sĩ kết luận ông bị viêm, nhiễm nấm phổi, nhược cơ kiến ông phải nhập viện để điều trị, may mắn được BHYT thanh toán các khoản viện phí nên gia đình chỉ tốn một khoản nhỏ tiền ăn uống, sinh hoạt. Mới đây, trong một lần khám bệnh, bác sĩ phát hiện tim ông có vấn đề nên đã chuyển lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Cả quá trình dài khám bệnh, nằm viện thế nhưng ông đã được BHYT chi trả gần như 100%.
Có thể thấy, việc tham gia BHYT đã và đang mang lại lợi ích rất lớn cho người tham gia. Đối với các đối tượng là người lao động tự do có kinh tế khó khăn, không có thu nhập ổn định, khi không may bị bệnh, tai nạn thì tiền viện phí là cả một vấn đề lớn, nếu có BHYT sẽ đỡ bớt gánh nặng. Mặc khác, việc tham gia BHYT theo hộ gia đình còn từng bước thực hiện mục tiêu cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro với người bệnh, mức độ thấp nhất là các thành viên trong cùng gia đình chia sẻ cho nhau, mức độ cao nhất là thực hiện BHYT toàn dân. Đây được coi là hình thức tiết kiệm "đóng góp khi lành - để dành khi ốm" nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi bản thân hoặc thành viên trong gia đình bị ốm đau, bệnh tật.
Cách ghi bảo hiểm xe máy khá đơn giản, cần ghi đầy đủ thông tin yêu cầu trên ấn chỉ. Đó là việc làm của bên phía công ty bảo hiểm. Đối với người dùng thì cần biết cách ghi giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về việc ghi bảo hiểm xe máy và ghi giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
Hướng dẫn cách viết bảo hiểm xe máy, cách ghi bảo hiểm xe máy 2 năm. Đây là công việc của nhân viên bên công ty bảo hiểm. Khách hàng mua bảo hiểm xe máy không phải tự ghi thông tin này. Khách hàng có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ giấy tờ để nhân viên tiếp nhận thông tin và ghi vào ấn chỉ bảo hiểm. Giấy tờ bao gồm giấy đăng ký xe máy và giấy phép lái xe.
Nhân viên tiếp nhận giấy tờ cá nhân của khách hàng, có trách nhiệm ghi lại đầy đủ thông tin yêu cầu trên ấn chỉ. Thông tin được ghi trên ấn chỉ phải đúng với thông tin trên đăng ký xe, bằng lái xe. Bao gồm:
Ngoài ra, nhân viên cần ghi đầy đủ thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, ngày nộp lệ phí, ngày cấp bảo hiểm.
Giấy bảo hiểm ghi thiếu thông tin có giá trị không? Theo luật sư Phạm Thanh Hữu (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), giấy chứng nhận bảo hiểm nếu thiếu thông tin nhưng vẫn có ghi họ tên chủ xe, địa chỉ, biển kiểm soát thì vẫn có giá trị. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì quyền lợi của chủ xe vẫn được đảm bảo. Bởi lỗi ghi thiếu thông tin là của phía công ty bảo hiểm (hoặc đại lý bán bảo hiểm).